- 14/07/2017
- 1768 lượt xem
- GÓC CÀ PHÊ
Cà phê Robusta (danh pháp hai phần: Coffea Canephora hoặc Coffea Robusta) là cây cà phê quan trọng thứ hai trong các giống cà phê, nó chi phối gần như toàn bộ trong số 3 tỉ cây trồng và sản lượng xuất khẩu toàn cầu.
Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ giống cà phê Robusta. Và quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới đó chính là Việt Nam. Hẳn là thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những điều kiện tuyệt vời để có thể làm nên được kỳ tích trên và biến cà phê Robusta trở thành linh hồn của cà phê Việt Nam.
Năm 2012, Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê số 1 trên thế giới, là năm thứ 5 liên tục vượt mốc diện tích 500.000 ha, lượng xuất khẩu ước tính đạt 1,6 triệu tấn với kim ngạch đạt 3,4 tỉ USD.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng trở thành quốc gia số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta. Những quốc gia nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lớn nhất có thể kể đến Đức (tỷ trọng 12,3% thị phần), Mỹ (12,2%). Ý và Tây Ban Nha - những quốc gia thường uống cà phê espresso, loại cà phê mà mọi người thường lầm tưởng chỉ sử dụng hạt cà phê Arabica nhưng trên thực tế được phối trộn giữa Arabica và Robusta theo tỷ lệ 60:40 hoặc 70:30, và đây cũng là những quốc gia nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lớn nhất.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê quốc tế (IFC), trong quý 1/2012 lượng nhập khẩu cà phê Robusta vào Mỹ tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó lại giảm lượng cà phê Arabica chưa đầy 1/3 so với cùng kỳ. Xu hướng gia tăng nhập khẩu cà phê Robusta cùng với xu hướng gia tăng cà phê Robusta trong tỷ lệ phối trộn bắt đầu từ năm 2011, cho thấy phong cách thưởng thức cà phê trên toàn cầu đã thay đổi. Một số công ty giao dịch cà phê đã chuẩn bị cho sự thay đổi hàm lượng cà phê trong dài hạn. COEX, công ty giao dịch khoảng 3,5 triệu bao cà phê mỗi năm, mới đây đã mở văn phòng ở Việt Nam.
Sự thay đổi xu hướng thưởng thức cà phê và nhìn nhận giá trị của cà phê Robusta lên cao khiến cả thế giới thay đổi cách nhìn đối với Việt Nam - quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta số 1. Từ đây, Robusta trở thành linh hồn của cà phê Việt Nam - nhờ thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng trọt và phát triển giống cà phê Robusta; vốn thích hợp với độ cao dưới 1.000 m, nhiệt độ 24 đến 29 độ và không cần thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu - hơn nữa lượng thu hoạch lại trội hơn cà phê Arabica đến gấp đôi. Gần 90% diện tích đất trồng cà phê ở Việt Nam là dành cho giống cà phê Robusta.
Bỏ qua 30 năm chiến tranh (1945 - 1975) và 20 năm bị Mỹ cùng các đồng minh áp dụng chế độ cấm vận, mãi đến 1995 trở đi, Việt Nam mới tham gia trọn vẹn vào mậu dịch toàn cầu. Thế nhưng chỉ trong vòng 17 năm sau đó, Việt Nam đã nghiễm nhiên đứng đầu trên toàn thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê. Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê - được biết đến là vựa cà phê Robusta lớn nhất nước và các vùng trồng giống cà phê Robusta nổi tiếng khác cũng được tỏa ra quanh Buôn Ma Thuột.
Khuyết điểm hiện nay của chúng ta còn mắc phải đó là kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, thu hoạch hạt cà phê không đồng bộ nên lẫn cả trái chín và trái xanh, một số những nơi vùng sâu vùng xa an ninh chưa thực sự hoàn toàn đảm bảo, phơi phóng còn bị lẫn các tạp chất, bảo quản không tránh được độ ẩm - nên giá cả trên thị trường thế giới chưa được như mong muốn. Do đó, nếu có sự đồng thuận của nhà nước trong việc thúc đẩy các chính sách phát triển cây cà phê, cùng với sự chung tay của các thương hiệu cà phê lớn của Việt Nam như Trung Nguyên và các thương hiệu khác đóng góp cho sự phát triển ngành cà phê nước nhà, thì giá trị cà phê Việt Nam sẽ cao gấp 10 lần của hiện tại trong khoảng 10 - 15 năm tới.
Hiện nay, Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cà phê tiêu biểu thể hiện rõ cam kết của mình đối với sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng. Vào đầu năm 2012, Trung Nguyên đã trình lên Chính phủ dự án “Cụm ngành cà phê quốc gia” với ba mục tiêu: Thịnh Vượng, Bền Vững và Bản Sắc...
Ý KIẾN BẠN ĐỌC